Xử lý nước thải tinh bột mì
Theo số liệu thống kê, hàng năm ngành tinh bột sắn thải ra môi trường khoảng 240 - 300 triệu m3 nước thải/ năm. Nước thải chế biến tinh bột sắn bao gồm các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenlulozo, pectin, đường có trong nguyên liệu củ sắn tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho dòng nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn.
Nguồn gốc của nước thải tinh bột sắn
Căn cứ vào quy trình chế biến bột sắn, có thể chia nước thải thành 2 dòng:
Dòng thải 1: là nước thải sau khi phun vào guồng rửa sắn củ để loại bỏ các chất bẩn và vỏ ngoài củ sắn. Loại nước thải này có lưu lượng thấp (khoảng 2m3 nước thải/ tấn sắn củ), chủ yếu chứa các chất có thể sa lắng nhanh (vỏ sắn, đất, cát,...). Do vậy nước thải loại này có thể qua song chắn , để lắng rồi quay vòng nước ở giai đoạn rửa. Phần bị giữ lại ở song chắn (vỏ sắn) sau khi phơi khô được làm nhiên liệu chất đốt tại các gia đình sản xuất.
Dòng thải 2: là nước thải ra trong quá trình lọc sắn, loại nước thải này có lưu lượng lớn (10m3 nước thải/ tấn sắn củ), có hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng chất lơ lửng cao, pH thấp, hàm lượng xianua cao, mùi chua, màu trắng đục. Các thông số này được thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng SS, các chất dinh dưỡng chứa N,P, các chỉ số về nhu cầu oxi sinh học BOD, nhu cầu hóa học COD,...với nồng độ rất cao.
Nước thải tinh bột mì gây hại cho môi trường như thế nào?
Độ pH
Độ pH của nước thải quá thấp sẽ làm mất khả năng tự làm sạch của nguồn nước tiếp nhận do các vi sinh vật có tự nhiên trong nước kiềm hãm phát triển. Ngoài ra, khi nước thải có tính axit sẽ có tính ăn mòn, làm mất cân bằng trao đổi chất tế bào, ức chế sự phát triển bình thường của quá trình sống.
Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
Nước thải tinh bột mì có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi xả vào nguồn nước sẽ gây suy giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxi hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxi dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng đến sữ phát triển của tôm cá. Oxi hòa tan giảm không chỉ làm suy kiệt nguồn tài nguyên thủy hải sản mà còn làm giảm đi khả năng tự làm sạch của nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp
BOD5 liên quan đến việc xác định mức độ ô nhiểm của thành phần có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải và COD cho biết mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ và vô cơ chứa trong nước thải công nghiệp. Sự ô nhiễm các chất hữu cơ dẫn đến sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Oxi hòa tan giảm sẽ tác động nghiêm trọng đến hệ thủy sinh, đặc biệt là hệ vi sinh vật. Khi xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí với hàm lượng BOD5 quá cao sẽ gây mùi thối cho nguồn nước và giết chết hệ thủy sinh, gây ô nhiễm không khí xung quanh và phát tán trên phạm vi rộng theo chiều gió.
Hàm lượng chất lơ lửng cao
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, không những làm mất đi vẻ mỹ quan mà còn làm giảm tầng sâu nước được chiếu sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. Phần khác, khi cặn lắng xuống dưới đáy nước sẽ gây ra hiện tượng phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi thối.
Hàm lượng chất dinh dưỡng cao
Nồng độ các chất N,P trong nước cao sẽ gây ra hiện tượng phú nhưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến các thủy sinh vật trong nguồn nước, có tác động tiêu cực đến du lịch và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Nước thải tinh bột mì có hàm lượng chất hữu cơ rất cao, hàm lượng chất rắn lơ lửng lớn, với đặc trưng nước thải như vậy nên sử dụng phương pháp yếm khí để xử lý. Tuy nhiên dòng thải sau khi sử lý yếm khí cần được sử lý bằng phương pháp hiếu khí...để đạt QCVN trước khi ra nguồn tiếp nhận.
Bể Biogas:
Nước thải chế biến tinh bột mì sẽ được dẫn xuống hầm Biogas, để xử lý các hợp chất hữu cơ với nồng độ ô nhiễm cao giảm bớt áp lực cho các công trình phía sau. Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản như CH4, CO2, H2S. Ở quá trình này khí biogas được thu hồi để làm nhiên liệu đốt khuôn, chạy lò hơi, đun nấu, phát điện.
Chất hữu cơ →CH4 + CO2 +H2 + NH3 + H2S + tế bào mới
Khi khởi động lại hệ thống, chúng ta có thể bổ sung vi sinh kỵ khí cho bể biogas để tăng số lượng vi sinh sinh kỵ khí. Giảm COD, BOD, TSS của nước thải có nồng độ COD cao. Tăng cường sự ổn định của hệ thống kỵ khí và lượng khí metan.
Bể Anoxic:
Nước thải sau khi được điều hòa về lưu lượng, nồng độ chất thải được bơm với lưu lượng ổn định vào bể thiếu khí. Tại đây, diễn ra quá trình khử Nito thành NO3- thành Nito dạng khí được thực hiện nhằm đạt chỉ tiêu cho phép của Nitơ.
Quá trình sinh học khử nito liên quan đến quá trình oxy hóa sinh học của nhiều chất hữu cơ có trong nước thải sử dụng NO3- hoặc NO2- như chất nhận điện tử thay vì dùng oxy, trong điều kiện không có oxi hoặc DO giới hạn ( nhỏ hơn 2mg/l).
Quá trình này thực hiện bởi nhóm vi khuẩn nitrat chiểm khoảng 70-80% khối lượng vi khuẩn (bùn hoạt tính). Tốc độ khử nito dao động từ khoảng 0,04 đến 0,42g N-NO3-/g MLVSS. ngày, tỷ lệ F/M càng lớn thì tốc độ khử càng cao.
Trong bể có bố trí thiết bị khuấy trộn chìm nhằm tăng khả năng tiếp xúc của bùn vi sinh với nước thải, từ đó làm tăng hiệu quả xử lý.
NO3- → NO2- → NO → N2O (g) → N2
Khi khởi động lại hệ thống cần bổ sung thêm vi sinh Biofix Ammonia để thúc đẩy quá trình xử lý Nito trong bể thiếu khí
Bể Aeroten:
Nước thải sau khi xử lý yếm khí được dẫn vào "Bể Aerotank" để xử lý triệt để các chất hữu cơ. Tại bể aerotank diễn ra quá trình sinh học hiếu khí nhờ hệ thống vi sinh vật được duy trì từ máy thổi khí. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và CO2. Xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý. Giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm.Tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Quá trình hiếu khí dựa trên nguyên tắc là vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy hòa tan theo phương trình sau:
Tại đây các vi sinh vật hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O,...
Bài viết liên quan
Tổng hợp phương pháp xử lý dầu mỡ hiệu quả, triệt để
Tình trạng tắc nghẽn hệ thống thoát nước do dầu mỡ khiến bạn đau đầu? Xem ngay những phương pháp xử lý dầu mỡ hiệu quả, triệt để được ứng dụng phổ biến.
14-11-2024
Vi sinh xử lý dầu mỡ - xử lý tắc nghẽn đường ống hiệu quả
Tìm hiểu về vi sinh xử lý dầu mỡ - giải pháp xử lý tắc nghẽn đường ống hiệu quả nhất hiện nay. Gợi ý một số chế phẩm vi sinh có hiệu quả xử lý dầu mỡ cao.
14-10-2024
Cách ủ phân chuồng hiệu quả nhất
Phân chuồng là loại phân hữu cơ từ phân gia súc, gia cầm, thường được trộn với rơm rạ, . Phân này giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, và cải thiện cấu trúc đất.
26-07-2024
SVI là gì? Vai trò của SVI trong xử lý nước thải
Chỉ số SVI là gì? SVI là chỉ số thể tích bùn thường được dùng để đo đặc tính của của hỗn hợp bùn và nước hoặc bùn hoạt tính (đơn vị tính là milliliters/gram) .
26-07-2024
Hầm tự hoại là gì? Tại sao bổ sung men vi sinh định kỳ cho hầm tự hoại?
Hầm tự hoại (bể phốt) là nơi chứa các chất thải dạng đặc (như phân, nước tiểu, dầu mỡ, cùng một số chất thải hữu cơ khác,...) và chất thải này sẽ được phân huỷ trong bể phốt thành các dạng lỏng.
26-07-2024
Các công nghệ xử lý nước thải
Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến. Áp dụng cho nhiều loại nước thải khác nhau.
26-07-2024
Công nghệ sinh học kỵ khí là gì? Quá trình này diễn ra như thế nào?
Công nghệ sinh học kỵ khí là phương pháp sử dụng các vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật tùy nghi để phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải
26-07-2024
Xử lý nước thải tinh bột mì
Nước thải chế biến tinh bột sắn chứa các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenlulozo, pectin, và đường từ củ sắn tươi, gây ô nhiễm cao cho dòng nước thải nhà máy sản xuất tinh bột sắn.
25-07-2024
Tác động của dầu mỡ thừa đến hệ thống xử lý nước thải
Chất béo, dầu và mỡ từ nấu nướng (dầu thực vật, thịt, sữa) vào cống rãnh qua bồn rửa, đông đặc lại gây tắc nghẽn, hỏng ống thoát nước và sự cố xử lý nước thải.
25-07-2024
Nguyên tắc hoạt động của vi sinh xử lý mỡ
Thói quen đổ trực tiếp dầu mỡ và thức ăn thừa vào bồn rửa bát lặp đi lặp lại hàng ngày khiến dầu mỡ thừa dưới đường ống thoát nước tăng lên, kết hợp với thức ăn thừa gây tắc đường ống thoát nước.
25-07-2024
Vi sinh vật chỉ thị trong nước
Vi sinh vật chỉ thị trong nước, như E. coli, dùng để phát hiện ô nhiễm và đánh giá chất lượng nước, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
25-07-2024
Bột sinh học biến nước bẩn thành nước sạch chỉ trong vài phút
Ba phần tư thế giới được bao phủ bởi nước, nhưng chưa đến 1% trong số đó là nước có thể sử dụng trong sinh hoạt. Bạn có biết rằng tỷ lệ "nước sạch" mà chúng ta sử dụng hàng ngày sẽ giảm đi không?
25-07-2024
Tái tạo chất thải hữu cơ thành nguồn phân bón
Việc tái tạo chất hữu cơ thành phân bón không chỉ giảm thiểu lượng rác thải hữu cơ mà còn tạo ra nguồn phân bón tự nhiên, giúp giảm sử dụng phân bón hóa học, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường
25-07-2024
Những lợi ích từ phân chuồng? Tại sao cần ủ phân trước khi bón
Phân chuồng là loại phân do gia súc, gia cầm thải ra, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp , chế biến nống lâm, thủy sản,... Nó cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây trồng đồng thời bổ sung chất.
25-07-2024
Quá trình ủ hiếu khí và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ hiếu khí
Quá trình ủ hiếu khí diễn ra trong điều kiện có nhiều Oxy. Trong quá trình này, các vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ và tạo ra các chất. Vậy quá trình ủ phân hiếu khí gồm những giai đoạn nào?
25-07-2024
Viên nén thông tác máy lạnh – Giải pháp xử lý tắc nghẽn, mùi hôi máy lạnh
Máy lạnh sau một thời gian dài sử dụng, thường tỏa ra mùi hôi khó chịu cùng với tình trạng tắc nghẽn nước. Làm tăng khả năng nhiễm trùng đường hô hấp.
20-07-2024
Phương pháp ủ phân hiếu khí và kỵ khí
Phương pháp ủ phân kỵ khí là quá trình phân hủy xảy ra bằng cách sử dụng các vi sinh vật không cần oxy để tồn tại.
20-07-2024
LỢI ÍCH CỦA Ủ PHÂN COMPOST BẰNG MEN VI SINH
Phân chuồng , rác thải hữu cơ, bùn thải,...là các loại chất thải hữu cơ giàu chất dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho cây trồng và giúp cải tạo đất
20-07-2024
Tại sao lại nói biện pháp sinh học lại tối ưu hơn so với các biện pháp khác?
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc đường ống thoát nước khiến cho bồn rửa bát bị tắc nghẽn, nước thải không thông thoát được.
20-07-2024
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG TOÀN DIỆN CHO CÁC TÒA NHÀ
Đặc trưng của các tòa nhà đó là nơi tập trung số lượng người lớn, cho nên rác thải, chất thải và nước thải theo đó cũng lớn theo.
20-07-2024
Cách thông tắc dầu mỡ đường ống bồn rửa bát
Bạn có biết rằng chất béo, dầu mỡ sau khi đổ xuống bồn rửa bát sẽ đông lại??
20-07-2024
TÁI TUẦN HOÀN BÙN SINH HỌC NGÀNH GIẤY TRONG SẢN XUẤT
Tốc độ phát triển mạnh mẽ, kiểm soát chất thải trong quá trình sản xuất giấy lại là thách thức đối với các nhà quản lý...
20-07-2024
Tác động của bùn thải đến môi trường và sức khỏe của con người
Sau rác thải, vấn đề xử lý bùn thải cũng đang là những thách thức đối với các đô thị Việt Nam hiện nay
20-07-2024
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
BIOFIX FRESH TỔ CHỨC SEMINAR ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG NGÀNH DỊCH VỤ LƯU TRÚ
20-07-2024
Ngành cao su – Những tác động đến môi trường sống
Ngành cao su là một trong những ngành sản xuất quan trọng của nước ta hiện nay. Khi không chỉ đóng góp đáng kể cho ngân sách nước nhà
20-07-2024
MỐI NGUY HIỂM TỪ MÙI HÔI RÁC THẢI
Mùi hôi của rác thải không chỉ làm bạn cảm thấy khó chịu, mà chúng còn là tác nhân thầm lặng gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho con người.
20-07-2024
MẬT RỈ ĐƯỜNG – NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI TRONG ĐỜI SỐNG
Ngành mía đường ngoài việc cung cấp thị trường các sản phẩm đường.
20-07-2024
Giải pháp xử lý môi trường cho ngành chăn nuôi
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhưng cũng gây ra những áp lực không nhỏ về vấn đề bảo vệ môi trường đất, nước, không khí.
20-07-2024