Nước thải chăn nuôi heo chủ yếu phát sinh từ khâu vệ sinh heo và chuồng trại. Trong nước thải chứa phân, nước tiểu, thức ăn thừa…Đặc trưng của nước thải chăn nuôi heo là ô nhiễm hữu cơ, N, P cao và chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Nước thải chăn nuôi có thành phần và tính chất gì?

Trong nước thải, các hợp chất hữu cơ chiếm 70 – 80%. Gồm protit, axit amin, chất béo, hydrat cacbon…dễ phân hủy sinh học và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Do đó xử lý bằng phương pháp sinh học là biện pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu áp dụng các công trình sinh học nhân tạo thì chi phí đầu tư và vận hành cao. Nên sẽ làm tăng giá thành heo, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nuôi heo. Vì vậy, cần chọn giải pháp có chi phí thấp. Quy trình đề nghị như sau:
Xem thêm:
Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi:
Nước thải trước tiên được thu gom về bể biogas.
Vì đa phần các hợp chất hữu cơ trong nước thải dễ phân hủy. Nên khi qua bể biogas, khoảng 50% – 60% COD và 70% – 80% cặn lơ lửng bị loại bỏ. Từ bể biogas, nước thải được dẫn vào ao lọc sinh học kỵ khí có giá thể xơ dừa làm lớp đệm sinh học.
Trong quá trình màng
Vi sinh vật cố định bám dính và phát triển tên bề mặt vật liệu đệm rắn và tạo thành lớp màng sinh học. Ở đây, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh kỵ khí. Chúng sẽ chuyển hóa những hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản, dễ phân hủy hơn. Hoặc tạo thành các sản phẩm cuối cùng như CO2, CH4, H2S, NH3…
Xơ dừa ngoai ưu điểm có khả năng chứa nhiều vi sinh trong một đơn vị thể tích còn đóng vai trò giữ cặn vì vậy cho phép tăng hiệu qủa xử lý BOD và COD.
Ao tùy nghi
Sau khi ra khỏi ao lọc sinh học kỵ khí, nước thải được đưa vào ao tùy nghi với thời gian lưu khoảng 10 ngày. Quá trình khư chất ô nhiễm trong hồ được tiến hành bởi hoạt động của vi sinh hếu khí, kỵ khí, tùy nghi. Sự phân bố quần thể các vi sinh này diễn ra theo chiều sâu của hồ.
Ao lọc sinh học bậc 1 và bậc 2
Tùy ao tùy nghi, nước thải này chảy thủy tĩnh vào ao lọc sinh học bậc 1 và bậc 2. Nhìn chung, pH sau quá trình này thường đạt giá trị trung tính (pH = 7). Tại ao lọc sinh học bậc 1, hiệu quả khử COD đạt 50 – 68%. Ao lọc sinh học bậc 2 cho hiệu qủa khử COD đạt 15% – 50%.
Như vậy, áp dụng ao sinh học hiếu khí (bậc 1 và bậc 2) cho phép khử 80% – 90% COD, 50 – 78% COD, 80 – 86% Nito.
Nước sau xử lý nên sử dụng cho mục đích tưới tiêu (hạn chế xả thải) vì các trại chăn nuôi thường được bố trí cạnh các khu nông nghiệp hoặc dùng để tưới cây.
Sử dụng vi sinh kỵ khí Biofix 114 để xử lý nước thải chăn nuôi heo
Biofix 114 là sản phẩm được nghiên cứu sự kết hợp của các khoáng chất sinh học và chất kích thích sinh học nhằm thúc đẩy quá trình phân hủy kỵ khí. Bao gồm các chủng vi sinh được chọn lọc nhằm làm tăng lượng sinh khối bổ trợ cho quá trình phân hủy kỵ khí. Cứ mỗi gram của sản phẩm chứa hàng tỷ bào tử vi sinh vật, giúp tăng cường thúc đẩy quá trình phân hủy sinh học tạo ra khí CH4.
CTY TNHH TM KỸ THUẬT BIOFIX
Phone:1900 988 949
Email: info@biofix.com.vn
Address: Số 50 đường 15B, phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, TPHCM.