Phân chuồng là loại phân do gia súc, gia cầm thải ra, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp , chế biến nống lâm, thủy sản, rác thải và phân xanh. Nó cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây trồng đồng thời bổ sung chất.
Đối với đất trồng
-
Tăng cường, cải tạo cấu trúc đất trồng
Chất hữu cơ trong phân chuồng góp phần cải thiện cấu trúc đất, dẫn đến khả năng thấm nước được cải thiện và giữ nước lớn hơn dẫn đến giảm căng thẳng cho cây trồng, xói mòn đất và tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng
-
Tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển
Phân bón tổng hợp bao gồm các phân tử hóa học không có cacbon. Những phân tử này đôi khi có thể gây rối loạn và vi khuẩn không thể tiếp cận được. Mặc khác, phân hữu cơ rất giàu chất hữu cơ giúp vi sinh phát triển mạnh.
Phân chuồng chứa hầu hết các nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây trồng bao gồm N, P, kali và vi lượng (Phân chuồng như một nguồn dinh dưỡng cây trồng và cải tạo đất). Tuy nhiên, chính cacbon hữu cơ của phân mới cung cấp giá trị môi trường tiềm năng của nó. Cacbon hữu cơ từ phân chuồng cung cấp nguồn năng lượng cho môi trường vi sinh vật trong đất hoạt động tốt, vừa ổn định nguồn dinh dưỡng vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
-
Tạo nền nông nghiệp bền vững thân thiện với môi trường
Phân bón tổng hợp chảy tràn vào các đường nước của chúng ta gây hại cho sinh vật biển và chất lượng nước. Phân hữu cơ không dễ dàng trôi đi (nếu có) và có liên quan đến cấu trúc của đất. Theo Hiệp hội Thương mại Hữu cơ, phân bón hữu cơ cũng làm tăng tính đa dạng sinh học của các loài lên 30% so với phân bón tổng hợp.
-
Giảm lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
Mặc dù phân hữu cơ có thể đắt hơn phân tổng hợp, nhưng nó có thể làm giảm nhu cầu về thuốc trừ sâu và nhu cầu tổng thể về nitơ, phốt pho và kali. Do việc cắt giảm, phân hữu cơ có thể tiết kiệm chi phí và đôi khi tiết kiệm được chi phí.
Đối với cây trồng
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng khoáng đa, trung và vi lượng cần thiết cho cây trồng
- Giúp cây phát triển khỏe mạnh, xanh tốt: Phân chuồng giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt là hỗ trợ bộ lá luôn xanh tốt và hạn chế tình trạng rụng lá.
- Hỗ trợ bộ rễ cây trồng phát triển mạnh, tăng khả năng hoạt động của các vi sinh vật vùng rễ, tăng hiệu quả sử dụng phân bón hóa học.
Tại sao phải ủ phân chuồng trước khi sử dụng?
Phân chuồng là loại phân hữu cơ truyền thống có giá trị dinh dưỡng cao, rất hữu ích cho cây trồng. Nhưng nó chỉ thật sự tốt cho đất và cây trồng khi đã được xử lý kỹ loại bỏ hết các nguy cơ gây hại. Bởi trong phân chuồng tươi chưa qua xử lý còn tồn tại rất nhiều nhược điểm như:
- Có mùi hôi: Phân chuồng tươi thường có mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường.
- Chứa nhiều hạt cỏ, ấu trùng:
Trong phân chuồng tươi chưa nhiều hạt cỏ dại, ấu trùng , bào tử của nấm, vi khuẩn, tuyến trùng,…gây bệnh cho cây trồng. Quá trình ủ phân sinh ra nhiệt sẽ giúp tiêu diệt bớt phần nào các vi sinh vật gây hại và hạt cỏ dại có trong phân tươi. Vừa thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ. Đẩy nhanh quá trình khoáng hóa khi bón vào đất, có nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Giảm độ pH:
Phân tươi khi bón trực tiếp vào đất sẽ tiếp tục quá trình phân hủy tạo nhiều axit hữu cơ, các axit hữu cơ này tích tụ dần theo thời dẫn đến tình trạng giảm độ pH của đất làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Cạnh tranh chất dinh dưỡng:
Trong phân tươi có chứa tỷ lệ C/N cao, khi bón trực tiếp phân tươi các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ sẽ cần rất nhiều chất dinh dưỡng sẽ xảy ra cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng.
-
Làm chết cây trồng:
Một số phân chuồng tươi có chứa một lượng lớn đạm và muối khoáng, khi bón trực tiếp cho cây sẽ gây nóng làm ảnh hưởng đến bộ rễ, thậm chí nếu quá dư thừa có thể gây chết cây.
-
Chứa chất khoáng khó tiêu hóa:
Trong phân chuồng tươi chứa các hợp chất khoáng khó tiêu cây trồng khó hấp thu. Vì thế việc ủ phân chuồng tươi lợi dụng nhiệt độ cũng các vi sinh vật được bổ sung trong đống ủ giúp chuyển hóa nhanh chóng các chất khó tiêu thành các chất cây dễ hấp thụ.