Phương pháp ủ kỵ khí

Phương pháp ủ phân kỵ khí là quá trình phân hủy xảy ra bằng cách sử dụng các vi sinh vật không cần oxy để tồn tại. Ở phương pháp này, các vi sinh vật kỵ khí chiếm ưu thế và tạo ra các hợp chất trung gian như khí metan, axit hữu cơ, hydro sunfua và các chất khác.

Khi thiếu oxi, các hợp chất này tích tụ và không chuyển hóa thêm, nhiều hợp chất trong số này có mùi hôi mạnh và một số có độc tính với thực vật. Vì ủ yếm khí là một quá trình ở nhiệt độ thấp, nó để lại các hạt cỏ dại, mầm bệnh và ít chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình này. Hơn nữa, phương pháp ủ kỵ khí này thường mất nhiều thời gian hơn so với ủ hiếu khí.

Nhược điểm:

  • Thời gian ủ lâu từ 2-4 tháng
  • Các vi khuẩn gây bệnh còn tồn tại cùng quá trình phân hủy vì nhiệt độ thấp
  • Khí metan và sunfurhidro gây mùi khí chịu

Phương pháp ủ hiếu khí

Phương pháp ủ phân hiếu khí diễn ra trong điều kiện có nhiều oxi. Trong quá trình này, các vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ và tạo ra CO2, nước, nhiệt và mùn. Thành phẩm cuối cùng là hợp chất hữu cơ tương đối ổn định, có rất ít nguy cơ gây độc cho thực vật.

Nhiệt độ sinh ra làm tăng tốc độ phân hủy protein, chất béo và các carbohydrate phức tạp như cellulose và hemi-cellulozo. Do đó, thời gian xử lý ngắn hơn. Hơn nữa, quá trình này tiêu diệt nhiều vi sinh vật mầm là mầm bệnh của con người và thực vật cũng như các hạt cỏ dại. Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng bị mất đi từ nguyên liệu bằng phương pháp ủ hiếu khí, nhưng phương pháp này hiệu quả và hữu ích hơn so với phương pháp ủ kỵ khí.

Ưu điểm

  • Các vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy cho hữu cơ trong rác thành CO2 và nước.
  • Chỉ sau 20 – 45 ngày thì rác được phân hủy hoàn toàn. (tùy loại phân hữu cơ)
  • Các vi khuẩn gây bệnh, mầm bệnh, hạt cỏ dại bị tiêu diệt do nhiệt độ tăng cao.

Nhược điểm:

Phải kiểm soát chặc chẽ các yếu tố Nhiệt độ, pH, độ ẩm,…vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình ủ